Aeromonas xâm nhập vết thương gây viêm loét ở da cá koi
![]() |
CÁ KOI BỊ LỞ MÌNH |
Một trong những vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp nhất là Aeromonas hydrophila, tác nhân gây bệnh cơ hội khi koi bị bệnh, có vết thương hoặc sức đề kháng yếu. Nó gây ra các vết thương và viêm loét cho những cá thể koi có sức đề kháng yếu trong hồ cá koi. Trong những năm gần đây, nó đã trở nên đề kháng với hầu hết các loại thuốc kháng sinh và kháng khuẩn.
![]() |
CÁ KOI CHẾT DO VIÊM LOÉT NHIỄM TRÙNG DA |
Koi có ba bộ phận bảo vệ tự nhiên chống lại sự tấn công của vi khuẩn: chất nhờn, da và vảy. Nếu các bộ phận này bị tổn thương thì vi khuẩn gây bệnh cơ hội sẽ xâm nhập vào da thịt. Nếu không được kiểm soát, vết viêm sẽ phát triển, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng mắt lồi hoặc cổ chướng. Cuối cùng cá sẽ chết.
Loét là kết quả của sự xâm nhiễm ký sinh trùng hoặc chất lượng nước không đảm bảo, các ky sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể cá koi thông qua vết lở loét.
Bệnh loét trên cá koi có thể được ngăn chặn kịp thời bằng việc chú ý quan sát biểu hiện của cá, thường xuyên kiểm tra nồng độ NO2và NH3trong nước để có hành động thích hợp khi có vấn đề xảy ra.
![]() |
CÁ KOI BỊ THỐI THỊT LOÉT MỤC ĐUÔI |
Lần đầu tiên bạn thấy vết viêm bạn phải xử lý ngay lập tức, nó sẽ lay lan rất nhanh. Cách duy nhất để thực hiện có hiệu quả là gây mê cá, vì hầu như không thể giữ chặt cá khi cá không ở trong nước, đặc biệt nếu cá dài hơn 30 cm. Hầu hết các nhà chủ trại koi và các nhà sưu tập koi đều dùng thuốc gây mê có chứa tricain mathane sulphonate (MS222) với liều lượng 44mg / 10 lít nước hồ, chứa hỗn hợp này trong một cái túi lớn. Hãy nhớ rằng ở nhiều nước, quy định về việc sử dụng loại thuốc này với các cơ chất hoá học khác rất đa dạng.
Vớt cá vào một cái rổ nổi bằng vợt chuyên dụng để không gây nguy hiểm cho koi, đặt vào hỗn hợp gây mê. Sau vài phút khi koi đã ngấm thuốc mê, nó sẽ cuộn mình sang một bên. Nhẹ nhàng nhấc cá ra khỏi nước (phải chắc chắn là cá đã được gây mê hoàn toàn) cuộn cá trong một cái khăn ướt, che phủ mắt koi (điều này làm êm dịu cho koi).
![]() |
CÁ KOI BỊ NẤM VÀ VI KHUẨN TẤN CÔNG |
Sau khi điều trị hoàn tất, đặt cá trở lại vào rổ nổi, đặt gần chổ có nhiều oxi để cá mau bình phục. Có thể cần thiết để lặp lại việc điều trị sau một tuần hoặc hơn thế nữa tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét. Tuy nhiên bạn nên để cá tự hồi phục nếu thấy có một lớp da trắng phát triển trên vết thương, điều này có nghĩa là koi đang khoẻ lại. Có những vết thương chữa không khỏi thì cần điều trị đặc biệt với kháng sinh dưới sự chỉ dẫn của người chuyên nghiệp có kinh nghiệm.
![]() |
CÁ KOI BỊ VI KHUẨN NẤM PHÁ HỦY TẾ BÀO DA |
Một trong những bệnh phổ biến nhất của Koi là nhiễm nấm. Các bào tử nấm sẽ phát triển bất cứ nơi nào trên Koi, trong đó có mang, ban đầu nảy mầm trên mô chết. Nấm phát triển sẽ phá bỏ các mô sống.
Nấm trên cơ thể xuất hiện như là bông, rất khó để phát hiện nếu Koi nhiễm nấm trong mang, nhưng nếu nó bám ở bề mặt tiếp xúc không khí thì có thể phát hiện.
Điều trị bằng các loại thuốc sát trùng ngoài da như Tetra Nhật kết hợp muối sẽ cho kết quả tốt!
![]() |
CÁ KOI BỊ VI KHUẨN ĂN THỐI THỊT |
![]() |
CÂU LẠC BỘ ĐAM MÊ YÊU THÍCH CÁ KOI |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét